Tạo hóa phân chia giới tính, con người lựa chọn yêu thương

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2007

comment trao đổi đầu tiên...

{ trong entry "lần đầu tiên bạn nghe đến khái niệm : gay, les, đồng tính, dị tính là từ khi nào?" của Du's blog }

...
ngay từ nhỏ, tôi đã ý thức bản thân tôi khác biệt với những đứa trẻ khác.
có thể, do cuộc sống, và những điều hay xảy ra khác, tôi biết mình từ năm lên 6 tuổi.
nhưng lúc ấy, cái trí óc non nớt của tôi không hề có khái niệm đồng tính, tôi chỉ đơn giản nghĩ, mình thích chơi với các bạn cùng giới hơn.

đến năm mười bốn, tôi lần đầu nghe đến khái niệm "pê-đê", nhưng trong tôi cũng chỉ nghĩ, đó là các bạn nam ẻo lả như con gái.
bản thân tôi cũng không thích điều đó.
rồi, tôi càng lớn lên, ý thức bản thân càng hiện rõ.
duy chỉ có điều, tôi sợ cụm từ "đồng tính luyến ái".
cứ hễ nghe đến đó, là tôi lại giật mình thon thót.

18 tuổi, tôi đặt chân sang Canada, lần đầu ý thức cụm từ gay, lesbian, homosexual.
tôi ngạc nhiên khi bản thân lại không thấy sợ bằng cụm từ kia.

đồng tính luyến ái - bốn chữ nghe nặng trịch, như bề dày kỳ thị của xã hội dành cho những người như chúng tôi.

mà, chúng tôi không phải ai cũng vô công rồi nghề, không phải lúc nào cũng chứng tỏ mình thiên về một giới tính khác.
cần phải hiểu rõ, định nghĩa của cụm từ homosexual: bạn hài lòng với giới tính của mình, bạn yêu người cùng giới tính của mình.
xu hướng tình dục/tình cảm của bạn hoàn toàn nghiêng về những người cùng giới tính.

chúng tôi cũng chia thành nhiều tầng lớp như các bạn ở xã hội thôi, nếu xét riêng về cụm " thế giới thứ ba ".
vâng, thì cũng có những giai tầng là những người thuộc trí thức, địa vị cao trong xã hội, và cũng có những giai tầng thuộc những tầng khác.
đó như là một tảng băng, với phần chìm và phần nổi.
nhưng, người ta thường thấy cái xấu của người khác trước khi cảm thấy cái đẹp của họ.

tôi luôn nghĩ đến, khi ta dùng những cụm từ như thế, là đã phân định ra ranh giới rồi.
nhưng quả thật, nếu không dùng thì sẽ dùng thế nào?
người giàu hay người nghèo, đồng tính hay dị tính, sau khi trút bỏ những gì trên cơ thể, thì còn lại gì?
tất cả đều là con người, tại sao chúng ta cho mình quyền phán xét người khác chỉ bởi họ, tư tưởng không giống phần còn lại của xã hội?

xét về mặt nào đó, việc này như là một quá trình tiến hoá vậy.
Việt Nam là một nước tiến hoá luôn chậm so với chu trình chung của thế giới. nhưng dù muốn hay không, điều đó cũng đã, đang và sẽ diễn ra.

con người - những bản thể sống và suy nghĩ tách biệt, luôn cố tìm một bản thể tương đồng gọi là Một Nửa.
chúng ta tự hào, chúng ta khác động vật ở việc biết tư duy logic, và sáng tạo, vậy .. việc " duy trì nòi giống" có phải là một tư duy sáng tạo?
có phải nhất thiết, đó là một trong những lý do xã hội vịn vào: đi ngược tự nhiên?
không! bản thân con người khi tư duy sáng tạo, nghĩa là đã có quá nhiều thứ đi ngược tự nhiên rồi.
chu trình của những phát minh vĩ đại đều bắt đầu từ câu hỏi "tại sao?"

vậy hãy trả lời cho tất cả đi, tại sao?
...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét