Tạo hóa phân chia giới tính, con người lựa chọn yêu thương

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

TẠI SAO CUỘC TRANH ĐẤU CHO HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH NAM HOÀN TẤT



Jeffrey Toobin
Tạp chí Người New York, 28 tháng Ba, 2013
Hồ Liễu dịch


Đây là cái tôi sẽ nhớ về bầu không khí tại Pháp viện Tối cao trong suốt những vụ án hôn nhân đồng giới: rằng nó thì không đáng ghi nhớ cho lắm. Nơi này không khí thoải mái. Những vị Thẩm phán chú tâm nhưng không xúc động. Đám thính giả hân hoan. Rất giống hầu hết những tranh luận trước các Thẩm phán, ngoại trừ trong phòng xử mọi chiếc ghế không còn trống.
Lí do cho làn sóng rung êm nhẹ không được nói ra nhưng rõ ràng. Mọi người biết cuộc hôn nhân đồng giới đó chắc chắn đứng vững; thực vậy, nó đang lan toả khắp nước với tốc độ mà chỉ vài năm về trước ít người có thể tưởng tượng ra. Các Thẩm phán chẳng phải không thích đáng với tiến trình này, nhưng họ cũng không còn giữ vai trò trung tâm nữa. Họ biết điều đó – và người khác cũng biết vậy.
Tôi không muốn nói rằng để giảm bớt việc tạo nghĩa của các đề xuất trong Dự luật 8 và những vụ án theo Luật Bảo vệ Hôn nhân (Defense of Marriage Act, viết tắt là DOMA). Edith Windsor, nguyên đơn hấp dẫn trong vụ án theo Luật DOMA, đã minh hoạ bằng những từ trần trụi những then chốt của vụ án đó. Cô phải trả 363 000 đô-la cho những khoản thuế thừa kế bởi Luật DOMA, đạo luật năm 1996, cưỡng bách Sở thuế Quốc nội đối xử với vợ quá cố của cô như kẻ xa lạ về pháp lí. Nếu Justice Anthony Kennedy xét lại trước lá phiếu của ông cùng những lời bình luận, thì hẳn Windsor sẽ lấy lại được tiền – không bởi Luật DOMA là một văn bản về sự độc đoán lập pháp, nhưng bởi Kennedy có một sự mến thương nồng cháy cho các quyền của tiểu bang. (Nói cách khác, ông nghĩ rằng chỉ riêng các tiểu bang mới nên xác định ý nghĩa của hôn nhân.)
Một cách gián tiếp, hai thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong việc tranh luận thứ Tư làm sáng tỏ thế giới đã thay đổi ra sao – và tại sao Pháp viện Tối cao có phần như màn trình diễn phụ sánh với những gì đang thực sự diễn ra trong nước.
Khoảng giữa cuộc tranh luận, Paul Clement, đại diện cho Dân biểu của Đảng Cộng hoà ở Hạ viện và bảo vệ Luật DOMA, đang lướt đi. Ông mô tả Luật DOMA gần như là một loại biện pháp bảo vệ gia đình, được thiết kế để gìn giữ luật liên bang nhất trí suốt cả 50 tiểu bang. Như Clement nêu ra, hầu như không có nội dung về hệ tư tưởng nào với luật pháp cả.
Rồi Justice Elena Kagan mau mắn và lịch sự hạ hoả vào ông. Bà nói, “À, là cái diễn ra trong năm 1996 – và tôi sắp viện dẫn từ Báo cáo Hạ viện ở đây – là rằng ‘Quốc hội quyết định… bày tỏ việc không chấp thuận về mặt đạo đức của tính dục đồng giới.’” Một tiếng la ó tập thể chạy suốt cử toạ. Kagan cả gan kể điều mà mọi người đều biết là sự thực – rằng Luật DOMA là một đạo luật độc đoán nhằm hạ nhục và đàn áp giới đồng tính nam.
Clement, người bênh vực hùng bồn với các tranh luận bằng miệng, bị rút lại lắp bắp như Ralph Kramden. Ông nói điều đó là không đủ để vô hiệu hoá luật này: “Nhìn xem, chúng ta không sắp hạ gục một quy luật chỉ bởi vài nhà lập pháp có thể đã có một động cơ không chính đáng.” Nhưng đột nhiên sự việc sáng tỏ. Không ai có thể phủ nhận rằng có một động cơ không chính đáng – thành kiến chống đồng tính nam – nằm dưới Luật DOMA.
Nhưng khoảnh khắc then chốt thứ hai minh hoạ sự khác biệt giữa năm 1996 và năm 2013. Về lúc cuối cuộc tranh luận, Roberts hỏi Roberta Kaplan, luật sư cho Windsor, “Ngài không nghi ngờ rằng việc vận động hành lang hỗ trợ việc ban hành những luật hôn nhân đồng giới trong các tiểu bang khác nhau là mạnh mẽ về chính trị, phải không?” Kaplan – có phần bất ngờ – phủ nhận điều đó. Roberts phản bác lại: “Trong chừng mực tôi có thể nói, những nhân vật chính trị đang gập mình ủng hộ bên của ông trong vụ án.”
Nhưng Roberts đúng trên cả hai điểm – rằng phong trào đòi quyền cho đồng tính nam là mạnh mẽ về chính trị và nhiều chính trị gia đã sắp hàng để ủng hộ hôn nhân đồng giới. Roberts nêu ra luận điểm để biện luận rằng giới đồng tính nam không còn cần sự che chở của các toà án. Họ có thể tự lo liệu trong cõi chính trị vật lộn. Về điều này Roberts đúng một nửa. Giới đồng tính nam bây giờ có thể tự lo liệu – nhưng họ cũng đau khổ dưới cái ách của những luật kì thị như Luật DOMA.
Luận điểm rộng hơn đã sáng tỏ: thời đại đã thay đổi. Giới đồng tính nam xứng đáng hưởng những thay đổi trong luật pháp – bây giờ. Đó là lí do chúng ta có các toà án. Nhưng khung cảnh ngầm phi thường của hai ngày tranh luận là rằng mọi người đã biết những thay đổi đó đang đến, dù có hoặc không có Pháp viện Tối cao. Đó là lí do mọi người có thể thư giãn (phần nào) trong phòng xử. Mọi người đã biết chuyện này kết thúc ra sao.
Bản dịch tại Sài gòn, ngày 29/3/2013
Nguồn: http://www.newyorker.com/online/blogs/newsdesk/2013/03/why-the-gay-marriage-fight-is-over.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét